CTS - Tìm nguồn hàng | Xuất nhập khẩu giá gốc uy tín, nhanh chống
Ngoài xuất khẩu truyền thống thì xuất nhập khẩu tại chỗ ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng cho công việc kinh doanh của mình.Vậy Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Cùng CTS tìm hiểu thế nào là xuất nhập khẩu tại chỗ qua bài viết dưới đây
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Tiếng anh là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ (On-spot export and import) bao gồm xuất khẩu tại chỗ và nhập khẩu tại chỗ.
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho doanh nghiệp nước ngoài thông qua một doanh nghiệp vận chuyển khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhập khẩu tại chỗ là người nhập khẩu mua hàng của doanh nghiệp nước ngoài và được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ. Và hàng hóa từ người nhập khẩu tại chỗ sẽ được chuyển vào khu chế xuất.
Lợi ích của hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ
Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đang dần trở nên phổ biến với nhiều doanh nghiệp. Bởi nó đem lại rất nhiều lợi ích như:
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
- Tiết kiệm thời gian vận chuyển, hàng giao nhanh và đảm bảo hàng hóa được an toàn. Đẩy nhanh tiến độ công việc.
- Chủ doanh nghiệp hưởng các ưu đãi về thuế xuất,…
Quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Tìm hiểu một số quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ hiện nay dành cho doanh nghiệp.
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là gì
Theo quy định của pháp luật tại Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với cá nhân, tổ chức nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu tại chỗ
Việt Nam hiện nay đang là quốc gia tham gia nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới. Là nơi có nguồn nhân công chất lượng, chi phí thấp, chúng ta đang trở thành một trong những công xưởng gia công, sản xuất hàng đầu thế giới. Đó là lý Việt Nam xuất và nhập khẩu khá nhiều mặt hàng khác nhau.
Đồng thời Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn ở một số mặt hàng xuất khẩu như lương thực, thực phẩm. Trong đó ngành công nghiệp gạo của chúng ta đứng thứ hai thế giới (chỉ thua Thái Lan).
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ngoài lương thực, thực phẩm:
- Điện thoại và linh kiện điện tử
- Hàng dệt may: chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
- Máy vi tính và linh kiện:
- Giày dép: Xuất khẩu chủ yếu sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
- Phương tiện vận tải, phụ tùng.
- Gỗ và những sản phẩm từ gỗ
- Hàng thủy sản: Xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
- Máy ảnh, linh kiện và máy quay phim.
- Sắt thép các loại: chủ yếu xuất khẩu sang Campuchia, Indonesia.
Ngược lại đa phần chúng ta nhập khẩu các nguyên liệu, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ gồm những gì?
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ được quy định trong các văn bản pháp luật như:
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Để đáp ứng điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan.
- Hợp đồng mua bán.
- Hoá đơn thương mại.
Nếu hàng xuất nhập khẩu tại chỗ nằm trong danh mục các loại hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì cần chuẩn bị thêm chứng từ liên quan đến kiểm tra chất lượng.
Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên
Doanh nghiệp trung gian khai báo hải quan dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu tại chỗ giữa doanh nghiệp cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và đối tác nước ngoài. Sau khi đã xác nhận đủ số lượng hàng, đủ lô hàng thì doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ phải có trách nhiệm kê khai đầy đủ hàng hóa theo hợp đồng.
Sau khi hoàn thành tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiến hành đăng ký làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ tại chi cục hải quan sau khi đã kiểm đủ số lượng hàng hóa, hàng hóa.
Lúc này chi cục hải quan sẽ có trách nhiệm tính thuế, xác nhận doanh nghiệp đã làm thủ tục xuất nhập khẩu và tiến hành niêm phong lô hàng, lưu trữ hồ sơ. Đồng thời chi cục hải quan sẽ báo cụ thể cho cục thuế tại địa phương của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận hồ sơ đã dược làm thủ tục rồi chuyển cho chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhằm mục đích thực hiện hoàn tất thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
Cuối cùng Chi cục Hải quan sẽ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai hải quan cùng với những chứng từ cần thiết khác của doanh nghiệp. Và tiến hành các bước đăng ký tờ khai tương ứng với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ.
Thuế nhà thầu xuất nhập khẩu tại chỗ:
Đối với mỗi hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ có mức thuế khác nhau. Trong đó bao gồm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
Ngoài thủ tục, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến thuế nhà thầu xuất nhập khẩu tại chỗ, thuế giá trị gia tăng. Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016) thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%.
Tuy nhiên không phải mặt hàng dịch vụ xuất khẩu nào cũng được miễn thuế. Thế nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ.
Tại khoản 2 điều 4 của Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014, người nộp thuế có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng(GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
Company: Cargo Trading Services & Import Export Services Ltd
Phone: 0909631277
Mail: manager@nhapkhaugiagoc.com
Address: 99/2 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Service: Nguồn hàng sỉ mỹ phẩm nhật
Nhận xét
Đăng nhận xét